Sau khi tham gia 3 bộ bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ Prudential được 3 năm chị Hoa mới tá hoả khi biết hợp đồng của mình của mình không còn hiệu lực do nhân viên chăm sóc không đến thu tiền.
Theo phản ánh của chị Tạ Như Hoa có hộ Khẩu tại quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 2010, chị Hoa có mua ba bộ bảo hiểm của hãng Prudential cho bản thân và hai người con. Mỗi bộ có giá trị hơn 100 triệu, tính ra mỗi năm đóng hơn 7 triệu đồng một bộ. Chị Hoa đã đóng được ba năm (2010, 2011, 2012) cho cả ba bộ hợp đồng với số tiền khoảng 70 triệu đồng.Bảo hiểm Prudential bị khách hàng tố gây khó dễ để phá bỏ hợp đồng? (Ảnh minh hoạ) |
Đằng đẵng nhiều năm đi "xin" được đóng bảo hiểm
"Gia đình tôi mua ba bộ bảo hiểm của Prudential từ tháng 11 năm 2010, với các số hợp đồng là 72464643; 72464706; 72464709 của một người tên là Đoàn Văn Hạnh. Khi bán bảo hiểm cho tôi thì người này nói không phải đi đâu nộp tiền và anh Hạnh sẽ đến thu tiền trực tiếp từ gia đình. Tới năm 2014 gia đình mua thêm một bộ bảo hiểm Prudential nữa thông qua ngân hàng, như vậy tổng cộng gia đình tôi đang theo 4 bộ bảo hiểm.
Sau 3 năm đóng tiền tới cuối năm 2013, đầu 2014 gia đình tôi không thấy anh Hạnh đến thu tiền thì gia đình cũng đã gọi điện giục mấy lần nhưng người này đều báo bận không qua được và có nói cứ để đó sẽ qua thu sau. Tin tưởng nhân viên của công ty bảo hiểm nên gia đình cũng bẵng đi một thời gian.
Tới cuối năm 2014, vẫn không thấy người này đến gia đình sinh nghi mới gọi điện lên hỏi trung tâm chăm sóc khách hàng của Prudential để hỏi về hợp đồng và tại sao không có nhân viên tới thu tiền bảo hiểm thì được biết ba hợp đồng của tôi bị mất hiệu lực. Tôi thấy vô lý quá và hỏi tại sao gia đình chúng tôi không hề nhận được thông báo từ phía công ty mà lại chấm dứt hợp đồng với gia đình tôi thì được biết các số điện thoại nhập trên hệ thống liên quan tới người đứng tên hợp đồng hoàn toàn không chính xác" chị Hoa bức xúc nói", chị Hoa kể lại.
Nhà chị Hoa đã mua 4 bộ hợp đồng bảo hiểm Prudential. |
Chị Hoa cho biết, thời điểm chị làm đơn xin khôi phục hợp đồng từ tháng 8 năm 2015. Đến cuối năm 2016 mới nhận được phản hồi từ phía công ty Prudeltial là đồng ý khôi phục ba hợp đồng cho chị, với điều kiện chị phải đóng số tiền nợ trong 4 năm (hai năm nhân viên không qua thu tiền và hơn một năm đợi phía Prudential trả lời về việc khôi phục hợp đồng) cộng với số tiền phạt vì đóng tiền chậm với tổng số tiền phải đóng là 190 triệu đồng.
"Họ nói tiền phạt gì đó thì tôi không rõ lắm, nhưng tôi thấy số tiền phạt quá lớn so với khả năng của gia đình và lỗi này là từ phía công ty chứ không phải từ phía chúng tôi. Sau đó họ có giảm xuống còn khoảng 107 triệu đồng cho cả ba hợp đồng. Tôi đồng ý và xin khôi phục dần mỗi tháng một hợp đồng để có đủ thời gian lo tiền. Theo tính toán tôi phải nộp phạt 18 triệu để khôi phục ba hợp đồng, nhưng nghĩ đã mất công theo gần chục năm nên cũng không tính toán gì số tiền đó." chị Hoa cho biết.
Đơn xin khôi phục hợp đồng của gia đình chị Hoa. (Ảnh: Mạnh Cường) |
"Hiện con tôi đang du học ở nước ngoài không thể về ngay nên tôi có xin một là cho con tôi khám ở cơ sở của Prudential bên đó rồi gửi giấy về, hai là cho con tôi hoãn đến tháng 11/2017 cháu về sẽ đến khám và nộp giấy khám sức khoẻ nhưng ông Hùng đại diện văn phòng miền bắc nhất quyết không đồng ý và nói nếu cháu không về khám sức khoẻ hợp đồng sẽ bị huỷ và toàn bộ số tiền tôi đã nộp từ trước tới giờ sẽ mất hết", chị Hoa nói.
Phiếu thu phí thể hiện chị Hoa đã nộp đủ tiền khôi phục hợp đồng. (Ảnh: Mạnh Cường) |
"Tôi thấy họ ép người quá đáng, họ cố tình làm khó cho gia đình chúng tôi bởi con tôi đi du học nước ngoài để về được không phải đơn giản. Còn phải sắp xếp thời gian học hành và tài chính. Gia đình có đưa ra cách giải quyết tốt nhất là cháu tới cơ sở Prudential bên đó khám và gửi giấy về là hợp tình hợp lý. Nếu không gia đình làm đơn hoãn đến tháng 11 cháu về khám, nếu tới lúc đó có mệnh hệ gì gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm, nếu cháu hoàn toàn khoẻ mạnh thì gia đình tiếp tục đóng bảo hiểm cho cháu nhưng phía bảo hiểm họ đòi phải có mặt ngay", chị Hoa bức xúc.
Khi được hỏi về nguyện vọng của gia đình thời điểm này, chị Hoa cho biết: "Nếu không có sự việc hợp đồng của cháu Linh bị làm khó thì gia đình tôi sẵn sàng theo bảo hiểm đến cùng. Nhưng tôi thấy cách xử lý của họ không hợp tình hợp lý và cảm giác như mình bị lừa nên gia đình tôi sẽ xin rút hợp đồng bởi niềm tin của chúng tôi đối với bảo hiểm Prudential đã mất. Nếu đã không muốn cho tôi khôi phục hợp đồng sao còn thu tiền của tôi rồi sau đó lại làm khó gia đình tôi".
Chị Hoa đặt ra giả thiết, "nếu giả xử người thu tiền của người tham gia như tôi không nộp về công ty mà bỏ trốn thì người chịu thiệt cũng là chúng tôi à?, đến lúc đó công ty cũng huỷ hợp đồng của chúng tôi sao, trong khi chúng tôi vẫn đóng tiền đầy đủ cho người của công ty uỷ thác".
Sau khi sự việc được một người nhà của chị Hoa đăng tải trên mạng đã nhận được nhiều chia sẻ và sự đồng cảm của những người đã từng tham gia bảo hiểm Prudential. Nhiều người cho rằng họ cũng gặp phải hoàn cảnh giống chị Hoa, sau khi tham gia bảo hiểm 2,3 năm đầu được chăm sóc rất tốt nhưng sau đó nhân viên chăm sóc bẵng đi một thời gian. Tới khi mọi chuyện vỡ lẽ mới biết hợp đồng của mình đã bị huỷ do không nộp tiền đúng thời hạn.
Không phải trường hợp đầu tiên
Trao đổi với phóng viên, đại diện Prudential cho biết: "Hiện phía chúng tôi đang làm việc với khách hàng về sự việc trên để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho khách hàng. Thi thoảng cũng có những trường hợp như vậy, phía bảo hiểm có những quy định về những trường hợp khôi phục hợp đồng như vậy và chúng tôi vẫn đang thực hiện theo đúng quy định. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có thông báo rõ ràng về sự việc trên báo chí".
Mạnh Cường
Theo Đời sống & Pháp lý
Nhận xét
Đăng nhận xét