Hứa Thị Phấn với nhiều tình tiết trọng vụ án


Luật sư Nguyễn Xuân Anh, Phạm Anh Vũ (bảo vệ cho CB) hỏi Đại diện các công ty thuộc nhóm Phương Trang

Luật sư hỏi nhiều câu liên quan đến khoản vay tại Ngân hàng Đại Tín, phía đại diện này tiếp tục không trả lời và chỉ khẳng định thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng. Toàn bộ dòng tiền đã được các luật sư hỏi nên xin phép không trả tiền.

Liên quan đến các dòng tiền , HĐXX yêu cầu các luật sư không xét hỏi nữa.

Theo HĐXX, theo hồ sơ kế toán đang có trong vụ án với số dư nợ 16.486 tỷ đồng đây chỉ là hồ sơ, họ không thực nhận số tiền này và họ chỉ thực nhận số tiền 3.936 tỷ đồng. Luật sư có quyền chấp nhận hay không chấp nhận những lời khai của người liên quan.

Luật sư hỏi khoản vay 350 tỷ đồng của Công ty Sơn Trà Điện Ngọc (nhóm Phương Trang) có làm đơn giảm lãi, vậy có nhận tiền vay không. Phía đại diện cho biết đã trả lời trước rồi.

“Chúng tôi có quyền từ chối các câu hỏi luật sư về tất cả 82 khoản vay này, vì đã làm rõ tại tòa”, đại diện nhóm Phương Trang nhấn mạnh.

Đại diện Ngân hàng CB:

Ngân hàng đã giải ngân hơn 16000 tỷ đồng cho nhóm Phương Trang, theo hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng thì việc giải ngân đúng quy định. Bà Hứa Thị Phấn chỉ là cố vấn, không phải là chủ ngân hàng và bà Phấn là bên thứ 3 thực hiện chuyển khoản.

Đối với khoản vay cá nhân của ông Quan, ông Thường và bà Mai mà luật sư nêu tại tòa, đại diện cho biết đã giải ngân, tất toán đúng quy định.

Luật sư Thanh Thảo hỏi CB:

Trả lời tại tòa, đại diện CB cho biết theo quy định 1627, nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích thì sẽ lập biện bản và thu hồi vốn. Trên giấy đăng ký mở tài khoản có một số nhận sổ phụ của một số tổ chức, cá nhân. 1 cuốn séc thì có khoảng 60 tờ séc.

Về giao dịch vốn LS nêu, đai diện khẳng định nếu giao dịch đã khống thì không có cấn trừ, về mặt nguyên tắc nếu khống thì sẽ không cân đối về mặt số liệu.

Bị cáo Ngô Kim Huệ: Sổ tiết kiệm dùng làm tài sản đảm bảo của 3 khoản vay cá nhân của ông Thường, ông Quan và bà Mai là của bà Phấn, có nhờ bị cáo đứng tên giùm. Huệ cho biết, ông Quan, ông Thường có mối quan hệ thân thiết với bà Phấn, thường xuyên qua lại.

LS Nguyễn Hoài Nghĩa bào chữa cho bị cáo Đường Bửu Nhìn - cựu nhân viên kiểm ngân tại Chi Nhánh Sài Gòn tham gia xét hỏi.

Bị cáo Vũ Thị Như Thảo: Nhân viên kiểm ngân của Đại Tín được phép gặp trực tiếp khách hàng. Bị cáo không biết quy định 78 có nêu ngân viên kiểm ngân không được phép gặp trực tiếp khách hàng như LS Nghĩa hỏi.

Giao dịch viên có quyền gặp trực tiếp gặp gỡ khách hàng, xác nhận số tiền kiểm đếm. Việc thu chi khống bị cáo không biết có xảy ra hay không. Tại cơ quan điều tra, bị cáo có khai thu chi cấn trừ chứ không phải do ngân hàng Đại Tín có thu chi đảo nợ mà bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Loan.

Bị cáo Đường Bửu Nhìn: Không được cấp trên nhắc nhở về hành vi của mình có sai hay không.

VKS hỏi bị cáo Nhìn: Bị cáo khai có làm tại Ngân hàng Đại Tín với vị trí kiểm ngân tại chi nhánh Sài Gòn vào năm 2010. Bị cáo có một thời gian làm tại chi nhánh Nam Giang.
16:53


VKS xét hỏi bị cáo Vũ Thị Như Thảo: Số liệu trong cáo trạng nêu trong số tiền giải ngân 16.000 tỷ đồng cho nhóm Phương Trang còn lại hơn 9.400 tỷ đồng nợ gốc trong sổ sách, bị cáo không rõ, phương án kinh doanh là góp vốn đầu tư làm dự án.

Thời điểm đó, bị cáo cho biết nhóm Phương Trang không có đề nghị nào chuyển tiền hơn 5.200 tỷ đồng cho nhóm Phú Mỹ nhưng bị cáo vẫn chuyển tiền. Loan gọi điện và bảo bị cáo thực hiện chuyển tiền.

Đại diện CB

VKS: Với số liệu bị cáo Thảo trình bày thì phía Phương Trang không có bất kì chỉ đạo nào nhưng phía NH vẫn theo bị cáo Loan để xứ lý chuyển hơn 5.200 tỷ đồng về các công ty và các cá nhân liên quan bị cáo Phấn để tất toán nợ vay và sử dụng cho mục đích khác. Vậy quá trình giải ngân để cho vay đối với các dự án , các hợp đồng, phương án kinh doanh của Phương Trang, Đại Tín lúc đó thực hiện đúng không?

Đại diện: Theo hồ sơ thì đúng. Ở đây giải ngân theo đúng đề nghị của khách hàng.

VKS: Giải ngân là từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản khách hàng, như vậy đã hoàn thành chưa?

Đại diên: Theo quy định PL giải ngân đã hoàn thành.

VKS: Với phương án kinh doanh thì ngân hàng có phải giải ngân để người ta thực hiện phương án kinh doanh không?

Đại diên: Phương án kinh doanh theo hợp đồng góp vốn thì giải ngân cho bên thụ hưởng.

VKS: Vậy bên thụ hưởng là những đơn vị trong hợp đồng mà người ta không nhận được tiền thì đúng hay sai?

Đại diên: Theo hồ sơ trên tài khoản đã có.

VKS: Theo hồ sơ, theo quy định của nhà nước thì NH có trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau cho vay đúng không?

Đại diện: Đúng

VKS: Vậy trước, trong và sau thì kiểm tra cái gì?

Đại diện: Trước thì kiểm tra mục đích sử dụng vốn là theo hợp đồng góp vốn. Sau đó kiểm tra cho vay là kiểm tra giải ngân theo đúng đề nghị của khách hàng trong hồ sơ vay vốn. Sau giải ngân xong là kiểm tra, lập biên bản kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

VKS: Vậy người ta vay vốn để kinh doanh, đầu tư dự án nhưng người ta không nhận được tiền thì kiểm tra cái gì?

Đại diện: Trên hồ sơ khách hàng đã ghi rõ khách hàng đã sử dụng đúng mục đích.

VKS: Ủy nhiệm chi đã chuyển đúng vào tài khoản có bao giờ NH đến để kiểm tra việc khách hàng sử dụng vào mục đích vay vốn không?

Đại diện: Có biên bản kiểm tra còn thực thế có kiểm tra hay không, hay thế nào thì chúng tôi kế tục sau này thì không biết.

Nhận xét